Pháp Hoa Quốc Ngữ Kinh

Tags:

Giá

:

70.000₫

Mô tả :
  • Tên sách : Pháp Hoa quốc ngữ kinh
  • Tác giả : Lê Mạnh Thát
  • Dịch giả :
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 219
Giảm 10% khi mua trọn bộ Kinh A-hàm hoặc Luận A-tì-đạt-ma Câu-xá

Giảm 10% khi mua trọn bộ Kinh A-hàm hoặc Luận A-tì-đạt-ma Câu-xá

Miễn phí giao hàng đối với quý Tăng - Ni (đơn hàng trên 1.500.000đ)

Miễn phí giao hàng đối với quý Tăng - Ni (đơn hàng trên 1.500.000đ)

Giảm 10% mọi tựa sách khi thỉnh mua trực tiếp tại Thư quán

Giảm 10% mọi tựa sách khi thỉnh mua trực tiếp tại Thư quán

Hỗ trợ gửi TẶNG SÁCH

Hỗ trợ gửi TẶNG SÁCH

​​​​​​PHÁP HOA QUỐC NGỮ KINH

LÊ MẠNH THÁT

Phiên âm - Nghiên cứu và giới thiệu

TU THƯ ĐẠI HỌC VẠN HẠNH

1982

 

TỰA

 

          Việc dịch và giải thích kinh truyện Phật giáo bằng thơ tiếng Việt không nhiều. Thế kỷ thứ XVII, ta có Namhải Quan Âm và Đạt Na thái tử hạnhcủa Chân Nguyên (1647-1726). Qua thế kỷ thứ XVIII, ta tìm được Xuất gia sa di thập giới quốc âm viết xong năm Lê Bảo Thái thứ 7 (1726) của Như Trừng và Oai nghi quốc ngữ của Như Thị. Đến thế kỷ thứ XIX, Pháp Liên đà "giải âm" bản Diệu pháp liên hoa kinh do Cưu Ma La Thập dịch gọi là Pháp hoa quốc ngữ kinh vào năm 1848 và in lần đầu vào năm 1856.

          Đây là một bản giải âm tương đối dài với 3214 câu thơ viết bằng thể lục bát, trong đó có chen 350 câu bằng thể song thất lục bát. Pháp hoa quốc ngữ kinh do thế đáng làm đối tượng nghiên cứu cho những người quan tâm đến lịch sử tư tưởng và văn học dân tộc, đặc biệt đến loại hình văn học dịch giải. Cho nên, chúng tôi công bố bản phiên âm cùng một nghiên cứu sơ bộ của chúng tôi về Pháp hoa quốc ngữ kinh, nhằm đáp ứng một phần nào về yêu cầu tìm hiểu vừa nói. Pháp Liên và Pháp hoa quốc ngữ kinh là một thể hiện nổ lực ấy.

 

Mùa Phật thành đạo

năm Nhâm Tuất (1982)

LÊ MẠNH THÁT

 

NỘI DUNG

TỰA

VỀ PHÁP HOA QUỐC NGỮ KINH

         I. Tình trạng văn bản

        II. Tác giả, năm soạn và tên gọi

       III. Phân tích nội dung

       IV. Vị trí văn học

        V. Phương thức giải âm

Phàm lệ

PHÁP HOA QUỐC NGỮ KINH

        Phiên âm và chú thích

        Tân san Pháp hoa giải âm kinh tự

        Tựa

        Diệu pháp liên hoa kinh tiết yếu giải âm

1. Phẩm Tựa

2. Phẩm Phương tiện

3. Phẩm Thí dụ

4. Phẩm Tín giải

5. Phẩm Dược thảo

6. Phẩm Thọ ký

7. Phẩm Hóa thành

8. Phẩm Thọ ngũ bách đệ tử ký

9. Phẩm Thọ học vô học nhân ký

10. Phẩm Pháp sư

11. Phẩm Hiện bảo tháp

12. Phẩm Đề Bà Đạt Đa

13. Phẩm Trì

14. Phẩm An lạc hạnh

15. Phẩm Tùng địa dõng xuất

16. Phẩm Như Lai thọ lượng

17. Phẩm Phân biệt công đức

18. Phẩm Tùy hỷ công đức

19. Phẩm Pháp sư công đức

20. Phẩm Thường Bất Khinh

21. Phẩm Như Lai thần lực

22. Phẩm Chúc lụy

23. Phẩm Dược Vương

24. Phẩm Diệu Âm

25. Phẩm Phổ môn

26. Phẩm Đà la ni

27. Phẩm Diệu Trang Nghiêm

28. Phẩm Phổ Hiền

      Tổng kết

Pháp hoa quốc âm bạt hậu

Sản phẩm liên quan