PHÁP HIỀN CƯ SỸ (Việt dịch): Những học thuyết về phép ẩn dụ (Theories of Metaphor)

17/04/2019

NHỮNG HỌC THUYẾT VỀ PHÉP ẨN DỤ (Theories of Metaphor) – sở thuộc ẩn dụ pháp - 所屬隱諭法
Tiếng Anh: J.M.Soskise
Việt dịch: Pháp Hiền cư sỹ

Những học thuyết khác nhau về phép ẩn dụ trong văn học triết học và chúng đã kéo theo các giả định về cái gì mà chính phép ẩn dụ đã thực hiện nó và cố đưa ra những lý giải về phép ẩn dụ đã thực hiện cái gì đó như thế nào. Tùy thuộc vào các quan điểm xét trên những thành quả từ ẩn dụ, những học thuyết này có thể được minh định thành ba nhóm; nhóm thứ nhất xem phép ẩn dụ như là cách trang hoàng khi nói đến những gì có thể được nói theo nghĩa đen; nhóm thứ hai là nhóm xem phép ẩn dụ là vô sở y – thuộc về loại ngôn ngữ vô căn (loại ngôn hành không cần sở cứ) – trong những gì mà nó tuyên bố, thế nhưng hệ quả thu được chính là tác dụng được sở hữu; nhóm thứ ba là nhóm đã xem phép ẩn dụ là một cỗ xe có khả năng chuyên chở tri giác hợp nhất khi nói về vạn hữu trong thẩm quyền tuyệt đối và chẳng còn cách nói nào khác hơn. Còn có một số thuyết minh nằm lững lơ trong ba nhóm, nhưng không đáng kể, vì một khu biệt cho hầu hết bộ phận này qua những gì mà ta gọi là Thuyết Thay Thế, Thuyết Duy Cảm, và Thuyết Tăng Trưởng.

THUYẾT THAY THẾ - Substitution Theories

Học thuyết Thay Thế chủ trương rằng, phép ẩn dụ là một cách nói khác về những gì có thể được nói theo nghĩa đen và đây là một học thuyết có nguồn gốc từ Aristole và Quintilian mà ta đã đề cập rồi. I. A. Richards đã tóm tắt như sau:
Lịch sử tu từ học hay thuật hùng biện (Rhetoric) cho biết rằng, phép ẩn dụ từng được thuyết minh như là một loại thủ thuật mà những ngôn từ, chính là chất liệu làm tăng thêm hạnh phúc, một cơ may làm bùng vỡ các trạng thái ngẫu nhiên trong bản chất năng động của chúng, một cái gì đó tại vị, đương xứ bất ngờ (something in place occasionally), thế nhưng ta cần đến kỹ năng và một thận trọng phi thường. Tóm lại, (ẩn dụ là) nét trang nhã và sự hoa mỹ, hoặc một cái gì đó làm tăng thêm sức mạnh của ngôn ngữ và tuyệt đối không phải là hình thái mà nó cấu tạo.

Ẩn ngôn dành cho thuyết Thay Thế là một trong những ý nghĩa đưa ngôn từ vào trong tính bất thường; ẩn dụ được coi là một ngôn từ sai lệch thay cho ngôn từ đúng, thế nhưng ngôn từ đúng này lại có thể có tiềm năng tự chuyển vị - thay thế bởi nó - trong bất cứ lúc nào; thế nên, người ta nói, “anh ấy là một con cáo”, tuy nhiên, người ta vẫn có thể nói, một cách tương thích là, “anh ấy xảo trá”. Ẩn dụ có phẩm tính của một bộ y phục trang sức cho cách diễn đạt (ngôn ngữ) theo nghĩa đen trong biểu cảnh hấp dẫn mới (in attractive new garb), nó có phẩm tính của một nỗi buồn nhè nhẹ (has virtue of alleviating boredom), và, như Aquinas đã nói, nó có cái mà cái tính chất vô trí có thể đạt được bằng phẩm tính, “người ta chưa chuẩn bị nắm bắt được những thực thể thông tuệ đơn giản tới mức không còn gì đơn giản hơn nữa”. Theo học thuyết của thuật trang trí này, khi mà phép ẩn dụ vốn là sự thay thế theo nghĩa bóng, thì những gì mà nó thiếu vắng, đó lại là nội dung tri giác mà thuật ngữ theo nghĩa đen không cung cấp một cách nhất quán cho nó.
Ta đã giải thích rồi về những giới hạn của học thuyết Thay Thế ở chương thứ nhất. Nó làm cho tình trạng bí ẩn hoặc trò chơi ngôn ngữ của phép ẩn dụ bị giảm trừ và làm cho việc tiếp cận của phép ẩn dụ với điều bí ẩn khó hiểu ấy được dễ hiểu hơn. (Những gì) là thuyết Thay Thế đúng, đó là nên sử dụng duy nhất nghĩa bóng thay cho nghĩa đen, sự trang sức theo nghĩa đen phải được vĩnh viễn tách rời, bị loại trừ, như sự trích dẫn từ những đề nghị của Aquinas. Theo Locke, ngay cả khi dùng việc thay thế ẩn dụ cho đơn giản dễ hiểu, thì phải nói chính xác như (khả tính của nó). Hãy nói hay phải hiểu như là làm (mọi thứ) rối tung lên khi trao cho kiến thức hoặc (khi điểm đạo – to as enlighten). Tính hữu hiệu được giả định rồi về một thay thế theo nghĩa đen tạo nên giá trị ẩn dụ, nhất là không kể đến những mục tiêu nhắm đến việc luận chứng triết học và khoa học.
Sự phê phán có tầm quan trọng của thuyết Thay Thế, chính là cách mà nó đề nghị, rằng, nhà thơ, nhà khoa học, hoặc lý thuyết gia, khi sử dụng phép ẩn dụ, trong mô thức liên tưởng, họ không thực hiện nhiều hơn cách chuyển hóa từ tri kiến ban đầu và theo nghĩa đen, họ chạy ngược lại với sự thể nghiệm của người tạo nên phép ẩn dụ. Thế hệ về sau bằng nghiệm chứng của mình, đã cho là, tính đặc trưng của một mô tả ẩn dụ không phải là cái mà nó dịch hóa tư tưởng theo nghĩa đen, thế nhưng, đó là sự tư duy nghiêm túc được nắm lấy liên quan cùng ẩn dụ. Những gì khiến ta hưng phấn trong ẩn dụ, thì chính xác là những gì ta được tìm thấy trong nó một tìm năng làm tăng trưởng nhận thức (một nhận thức tăng lên).
Để làm nên nghĩa của một thuyết Thay Thế, khi cho rằng không có gì sai biệt với với ý nghĩa toàn diện được phép ẩn dụ tạo nên, quả là một điều gian khó. Ngay cả một ẩn dụ nhàm chán như,”anh ta là một con cáo”, cần phải được hiển nghĩa nhiều cho chúng ta hơn là “anh ấy gian xảo”; nói cách khác, ta sẽ xem “con cáo” (như được dùng một cách ẩn dụ) và xem “gian xảo” như là một từ đồng nghĩa, và việc đồng nghĩa này vốn hàm hữu thành lý do duy nhất để ta chọn giữa chúng mà chính, “con cáo”, trong một vài trường hợp được phát ngôn, vốn tuyệt vời hơn là “gian xảo’. Song le, rõ là khi người ta nói, “anh ta là cáo” chẳng phải vì mục đích cho êm tai, thế nhưng ở đó, nó đề nghị một cái gì đó khác hơn là “anh ta gian xảo”. Cho dù ta có thể nói rằng, một ẩn dụ mang tính trang sức như, khi nói “ những thảm cỏ được điểm tô lòe lẹt (bedizened grasses), là một cách nói hoa mỹ, chỉ cho những bãi cỏ bị sương phủ nhòa, tất nhiên, ta không thể cho rằng, “những thảm cỏ được điểm tô lòe loẹt” so với “những bãi cỏ phô trương sặc sỡ– dewy grasses” là đồng nghĩa. Thậm chí, phép ẩn dụ thực hiện chức năng của nó là trang sức ở đâu, thì ở đó nó thực hiện như thế bằng phẩm chất tạo nên một số bổ sung nào đó cho viên nghĩa và việc thực hiện như thế luôn là nặng nhọc – chưa từng cho biết là dễ dàng như thế nào.
Chúng ta kết luận rằng, trong khi một số người phát biểu hồ đồ rằng, chẳng qua phép ẩn dụ chỉ là một phép thay thế mang tính trang sức cho một diễn đạt theo nghĩa đen, một học thuyết như là một quan điểm dễ sụp đổ; và tuy rằng, nó luôn được quy cho là từ Aristotle và từ trường phái Quinas, thế nhưng, nhìn chung, thuyết Thay Thế có thể là một thuyết “có vai trò rất nhỏ - nobody’s theory” trong ý nghĩa ẩn dụ mà thôi. 
Hậu thân tinh giản nhất của thuyết Thay Thế là thuyết So Sánh. Dựa trên vấn đề này, (thuyết So Sánh sẽ cho ta) có nhiều cho ẩn dụ hơn là sự thay thế đơn thuần cho thuật ngữ bằng thuật ngữ, thế nhưng, nó vẫn được xem như là một hiệu dụng trang sức cốt tủy mà hai sự vật trong đó “như nhau” được so sánh, chẳng hạn, ta nói, “ ngôi nhà này (giống) một tổ ong”. Thuyết so sánh đã từng bị phê phán trên những nền tảng rằng, trong khi tạo nên tính thông minh hay tính dễ lý giải quy cho ẩn dụ, thì ta được đưa tới giải thích, cái đang được quan tâm về nó là gì. Max Black chủ trương là, “ ‘một quan điểm so sánh là một quan điểm đặc trưng của một ‘quan điểm thay thế’: vì lập trường của nó là việc tuyên bố ẩn dụ có thể phải được thay bằng một cách so sánh tương đương theo nghĩa đen.” Điều này tạo nên ấn tượng về sự thật rằng, phép ẩn dụ ưu việt không chỉ thực hiện so sánh hai thực thể ngẫu nhiên giống nhau mà nó còn có một khả tính là nhận ra các điểm loại tợ trong những gì mà trước đây từng được cho là phi nhất thể hay tương dị.

THUYẾT DUY CẢM
EMOTIVE THEORIES - Emotivism

CÕI GIAO THOA ẢNH TƯỢNG TRONG TƯỞNG XỨ (a cross-domain mapping in the conceptual system.)

Học thuyết duy Cảm (the basic Emotive theory – thuyết Cảm Xúc mà cơ bản của nó là nói về phép ẩn dụ) về phép ẩn dụ, chẳng những tự tách mình ra khỏi hàm năng của tri giác đặc thù, mà nó còn phủ nhận toàn diện bất cứ nội dung tri giác (phổ quát) nào được cho là tham gia vào tiến trình cảm xúc. Thật vậy, người ta đã tuyên bố về nó rằng, chính hiệu ứng của phép ẩn dụ, mới là hệ quả. Đôi khi, quan điểm về phép ẩn dụ phi tri giác này được tiếp cận cùng một số phát ngôn nổi tiếng (danh ngôn) được các nhà duy Cảm luận đề ra đi cùng với những giải ngôn. Montoe Beardsley, tuy bản thân không phải là người ủng hộ thuyết duy Cảm, nhưng ông có một số tổng luận như sau:
“Theo học thuyết duy Cảm, một từ (ngôn từ) mà hàm hữu ý nghĩa, chỉ khi nào nó mang một số cách xác định tính khả dụng của nó cho một trạng thái được nêu – nói chung, chỉ khi nào nó có một chỉ định (danh xưng) rõ ràng. Chẳng hạn, tính sắc bén của một con dao có thể được xét bằng nhiều cách khác nhau, để ngữ đoạn (phrase – phiến ngữ) “sharp knife – con dao bén” có được trọn nghĩa của nó (meaningful – viên nghĩa). Ở đây, ta cũng có thể cho rằng, tính ngữ “sharp – sắc bén” có một số quy nhập cảm xúc (nhập cảm) tiêu cực phái sinh từ kinh nghiệm của chúng ta qua các vật thể sắc bén (khi các vật sắc bén xúc hiện). Ngay lúc này, khi ta nói đến “a sharp rezor - một lưỡi dao cạo bén” hoặc “một mũi khoan bén (sharp drill)”, thì bấy giờ, cảm xúc được quy thuộc lại không có tác dụng, bởi, các ngữ đoạn này, bản thân chúng đã viên nghĩa rồi. Tuy nhiên, khi ta nói đến “ a sharp wind – một cơn gió giật, một cơn lốc”, “a sharp dealer – một thương nhân lanh lợi, nhạy bén” hoặc “a sharp tongue – một cái lưỡi [giọng nói] sắc sảo” thì những cảm nghiệm dành cho tính sắc bén không thể ứng dụng được, vì, dù những từ đơn vốn viên nghĩa, nhưng các hợp từ của chúng, trên phương diện cảm nghiệm vẫn chưa viên nghĩa. Theo đó, sự quy thuộc cảm tính của tính ngữ bị phóng thích và ta cảm nhận được tính mãnh liệt tăng lên.” 
Như vậy, những gì mà học thuyết duy Cảm tuyên bố chia phần cùng học thuyết Thay Thế (basic Substitution theory - Dịch Hoán căn bản) là giả định rằng, phép ẩn dụ là một hệ quả sai lầm trong cách dụng ngôn và rằng, một phép ẩn dụ đã cho (given metaphor) có thể sẽ bị chi phối mà không làm phương hại gì đến nội dung tri giác của bản văn như người ta đã tìm thấy trong đó. Thật vậy, sự chi phối hay loại trừ này, có thể làm cho nghĩa của bản văn hoàn toàn trong sáng.
Nói cách khác, lý thuyết Cảm xúc cho rằng, khi người ta dụng ngôn lệch hướng, thì nội dung tri giác xác thực sẽ bị đánh mất, đồng thời nó sẽ đạt được một loại cảm xúc bất định hóa nào đó. Tuy nhiên, việc tuyên bố này, sẽ khiến cho người ta khó lòng cảm nhận được cách lý giải về hàm năng gây cảm xúc đặc thù tăng thắng khi ta được tiếp xúc. Trong cách kết luận của Montoe Beardsley vừa nêu, ta nhận ra rằng, những thuật ngữ về phép ẩn dụ vốn từ chối ưu quyền của mình là thực sự có ý nghĩa, nhưng nhờ thế mà chúng đạt được sự “nhập” cảm (quy nhập cảm xúc – emotive import). Thế nhưng, sự “quy nhập” đặc thù này thành nên cái gì, nếu nó không mang theo ý nghĩa về một số đặc trưng nào? Thuyết duy Cảm về phép ẩn dụ, hầu như gắn liền cùng thuyết Cảm xúc mà ai cũng biết qua các tuyên bố tôn giáo và thậm chí nó còn được khéo biết nhiều hơn khi song hành cùng thuyết cảm xúc về những trạng thái đạo đức. Qua đa số cách trình bày giống nhau từ những thuyết Cảm xúc, nói chung các thuyết này đều đoạn ngôn với tôn giáo hoặc các tuyên bố đạo đức định kiến hoặc đoạn ngôn với ý nghĩa tri giác, nhưng chúng đã cho rằng, dù có sai lầm, thì ta vẫn vươn tới một ý nghĩa cảm xúc toàn năng. Tuy nhiên, trên phương diện giả danh (notoriously), khi ta muốn hệ thống hóa một lý thuyết cảm xúc phi tri giác sao cho đủ tính thuyết phục, thì đấy là một vấn đề hết sức cam go. Ở đây, người ta phải viện đến một số nét tri giác có thể dẫn tới việc phúc đáp cảm xúc, chính là cảm xúc vậy. Và như thế, ta không thể chấp nhận trạng thái ‘nhập” cảm phi tri giác mà chính tri giác (trong nó) vốn đang được vạch trần ra.
Hơn thế, như Montoe Beardsley đã nêu, thuyết duy Cảm về phép ẩn dụ là chưa có khả tính chứng minh cho sự thực rằng, những cách dụng ngôn phi tiêu chuẩn của cùng một thuật ngữ có thể vẫn luôn mâu thuẫn với trạng thái “nhập” cảm, tức là, tại sao khi dùng ‘bén” trong “cơn gió lốc – sharp wind” khiến ta biết rằng, điều đó sẽ mang ta đến một trạng thái “ nhập cảm tiêu cực” và vẫn là “sharp”, trong “a sharp wit – một tâm cơ linh mẫn”, lại đưa ta đến một trạng thái “nhập” cảm hoàn toàn tích cực – nghĩa của tính từ “shard đã bị biến thái hay phân hủy theo từng danh ngữ mà nó phụ nghĩa. Ở đây không có cách lý giải nào hơn về sự thể này, ngoài việc thuyết duy Cảm vươn đến ngưỡng chứng minh bằng văn thể mang tính ẩn dụ mà thôi (Without further explanation of this the Emotive theory must fail to acoount for metaphorical construal).
Donald Davidson gợi ý là, ẩn dụ học thuyết (học thuyết về phép ẩn dụ) được phạm trù hóa bằng hai hình thái: tưởng tượng và gian khó. Ở bình diện này nó dành cho thuyết Thay Thế, ở bình diện kia, nó dành cho thuyết duy Cảm. Giống như trước đây, nó nhấn mạnh rằng, trên phương diện nghĩa đen, một phép ẩn dụ bất thuyết cái bất khả thuyết (không “nói” cái gì mà không thể “ nói được”) và giống như cái sau, nó là phi tri giác (non-cognitivist). Thế nhưng, chủ trương của Davidsion đối với phép ẩn dụ là giữ nguyên “bản vị” của nó. Ông ấy không cho rằng, phép ẩn dụ là “ khó lường, là thuần cảm xúc, không phù hợp với những diễn giảng khoa học hoặc triết học”. Ông ấy còn dứt khoát cho rằng, “Phép ẩn dụ là một phương tiện trang hoàng xác đáng, không chỉ trong lĩnh vực văn học, mà còn ở trong cả những lĩnh vực khác, như khoa học, triết học và luật pháp nữa; nó tạo hiệu ứng cho tán dương và chê trách, cầu nguyện và khuyến tấn, mô tả và mệnh lệnh (prescription). Khi ông ấy cho rằng, các phép ẩn dụ đều không mang lấy ý nghĩa đặc sắc và không cho rằng, trên phương diện nghĩa đen, chúng “thuyết” những gì là “bất khả thuyết” – chúng nói ra mọi thứ không thể nói được, “thuyết” và “đã thuyết” – năng thuyết và sở thuyết - đều đang được dùng trong nhiều cách, khiến cho tính chất phân tích của ông trở nên đặc thù. Do vậy, những kiến giải của Davidsion về phép ẩn dụ đã được đánh giá là siêu việt trong ngôn cảnh qua một số về lý thuyết phổ quát của ông.
Ngược lại với ý tưởng cho rằng, phép ẩn dụ là phép trình bày duy nhất về một nghĩa nào đó, luận điểm của Davidsion là, “những phép ẩn dụ ấy, mà nghĩa của chúng là cho biết mình chuyển tải nội dung gì, trong hầu hết những chú giải nguyên văn của chúng và, chỉ nội hàm trong đó mà thôi.”
Luận điểm mà Davidsion đã nêu chủ yếu là y trên những phân biện của ông giữa ngôn từ nghĩa là gì với chúng được dùng để gây hiệu quả ra sao và chủ trương dứt khoát của ông là, phép ẩn dụ phụ thuộc đặc thù vào phạm vi sở dụng (the domain of use). Vậy, đây là một hình thái lý thuyết ngôn hành (speech act theory) mà phép ẩn dụ là một hiện tượng của trạng thái phát ngôn nội hàm, và tuyệt đối không có chất liệu ngôn ngữ hoặc ngay cả ý nghĩa ngôn cú hoặc phán quyết.
“Cái gì quy cho phép ẩn dụ là vô nghĩa, thế nhưng, đó là cái mà phép ẩn dụ lại dùng – trong đây, chẳng hạn, như là sự quyết định, cách ám thị, sự hoang thuyết, cho phép nhìn về tương lai (promissing), hoặc cách phê phán hóa. 
Và, trong phép ẩn dụ không cho phép ta đưa ngôn ngữ với cách dùng đặc biệt vào – không được phép – “nói một cái gì đó” đặc thù, không có vấn đề gián tiếp như thế nào. “Nói” chỉ là những gì thể hiện trên bình diện của phép ẩn dụ dành cho chính nó mà thôi – (còn cái gì khác) luôn luôn là một sự ngụy tạo hoặc một sự thật lố bịch. Vậy thì, điểm gian khó này hiện hữu trong cách nỗ lực để lý giải phép ẩn dụ không chỉ là hệ quả về tính phong phú của một số nghĩa ẩn dụ khu biệt đối kháng lại với việc công thức hóa trong thể văn xuôi bình dân mà, đúng hơn là nó còn thể hiện rằng “vì không có gì ở đó cho diễn luận”. Diễn luận cho dù có thể hay không, thì nó vẫn được tiếp cận với những gì là “khả ngôn said” và theo Davidson, phép ẩn dụ chỉ nói những gì mà ngôn ngữ khiến nó phát ngôn như là một tác thể. 
Tuy vậy, ta không phải rơi vào phân tích, giữa những gì mà phép ẩn dụ cho rằng hay nói đến bằng những gì là một phép ẩn dụ “khiến chúng ta chú ý đến” hoặc “nó thúc đẩy chúng ta phải nhắm vào” – anh ấy, phép ẩn dụ đang tiến hành kia mà - phép ẩn dụ dựa trên mức độ nghĩa - theo Goneril chú giải trong King Lear là “những lũ ngốc già khụ lại thành những trẻ sơ sinh – old fools are babes again” - lão ngoan đồng - một hình thái ngụy tạo, còn trên mức độ sử dụng thì phép ẩn dụ “đẩy” ta vào cách nhận ra (cách thấy seeing) một liên hệ đặc thù giữa thời đại cổ xưa với thời kỳ sơ sinh rối rắm – những điểm loại tợ trong tầm nhìn. Dựa trên lý thuyết này, thì phép ẩn dụ là vô nghĩa cho những gì nó nói, tuy nhiên, với những gì mà nó thực hiện hay đang tiến hành, (đó là lý do vì sao Davidson gắn liền phép ẩn dụ với hành ngôn qua các thuật ngữ như: hinting [phép ám thị], promising [cho phép nhìn về tương lai], laying [tạm bày bằng ngôn ngữ]…); ông ấy có lẽ phải tranh luận với các lý thuyết gia đương đại, khi cho rằng, phép ẩn dụ vốn hoàn thành hay hiện thực hóa một lý tưởng vĩ đại, tuy nhiên, ông cũng cần đoạn ngôn rằng, sự hoàn thành ấy luôn là một bồi nghĩa (increment to meaning) trong bất cứ trường hợp nào. Trên nền tảng như vậy, Davidson được thúc đẩy tới mức độ triệt đễ về một luận chứng liên quan với phép ẩn dụ qua các nét đặc trưng khác về lý thuyết nghĩa phổ quát của ông mà ở đây ta sẽ không giảng luận, vì có lẽ nó là để phê phán nhưng không tranh luận về những đặc thù của nó.
Bộ phận mang tính hấp dẫn của học thuyết Davidsion, chính là sự khẳng định, chính xác một cách dứt khoát, rằng, phép ẩn dụ, không chỉ đơn giản là một cuộc vui chơi cùng ý nghĩa ngôn từ, mà nó còn là một chất liệu hiệu dụng không thể thiếu. Sự trích dẫn ngắn về cách tiếp cận của Davidsion là một trích dẫn qua cách dùng ấn tượng như thế, mà ở đây, những quan sát ngữ nghĩa học, có vẻ như hoàn toàn bị tống cổ đi cùng với một số hệ lụy tinh tinh không đáng kể.
Davidsion nhấn mạnh rằng, sự thành công độc đáo của phép ẩn dụ là cái mà nó đưa ta vào những điểm loại tợ trong quan sát dẫn tới giả định rằng, phép ẩn dụ mà trên phương diện diện cốt yếu, là một phương pháp tỷ giảo, một giả định được gia cố bằng khuynh hướng của ông là để minh họa cho học thuyết này với những ẩn dụ là:”A là một dạng của B (“phép ẩn dụ là bộ khung hay cấu trúc của ngôn ngữ”, “những lũ ngu già khụ lại thành trẻ thơ – lão ngoan đồng”, lão Tolstoy là “một hài nhi đầy đức độ”), tất cả cái nào hàm ngôn rằng, đó là việc đánh giá của phép ẩn dụ, thì cái đó chính là phép tỷ giảo.
Và giống như học thuyết Duy Cảm, những phần còn lại của học thuyết Davidsion dựa trên quan điểm rằng, phép ẩn dụ là hệ quả sai lầm trong cách đọc nguyên văn hay cách đọc theo nghĩa đen. Sở dĩ ông tuyên bố như thế là vì, phép ẩn dụ không có nghĩa vụ nào trong cách đọc (văn học) theo nghĩa đen, hoặc là rõ ràng là do ta đang đọc nhầm lẫn, (“người ta là một con sói”) hoặc ta đang đọc về (một loại văn học) manh tính sự thật tầm phào (“không có người nào là một ốc đảo cả”), nghĩa là, bằng một cách nào đó, ta đang bị đẩy vào những đồng nhất hay những loại tợ trong tầm nhìn giữa người và lũ sói, và, người và ốc đảo. Ông nhấn mạnh rằng, sự tỷ giảo hoặc cái thấy của những loại tợ hoặc những điểm loại tợ trong cái thấy không nên cho là bộ phận nghĩa đặc thù của phép ẩn dụ. Thay vì mang đến một phép ẩn dụ có nội dung tri giác đặc thù, nếu có thể, như ảnh tượng hoặc cú đấm vào đầu, thế thì, điều này sẽ giúp ta hân thưởng được một số thực thể nào đó - nhưng không, bằng cách, bắt ta đứng chờ, hoặc ta phải tự thể hiện, thật thể đó.
Ý tưởng này cho rằng, phép ẩn dụ có họ hàng chánh thống với cú đấm vào đầu hơn là việc biểu hiện của một lời đề nghị khó, để tạo nên nghĩa của – phép ẩn dụ, sự thôi miên (ru ngủ - hypnosis) và cú đấm vào đầu (tính đột hiện của cảm thụ - a bump on the head), tất cả được cho là tam khả tính (may all three) khiến ta thấy những cái loại tợ, những cái tương đồng, thế nhưng tầm quan trọng là, phép ẩn dụ khác xa với hai cái trên (sự thôi miên (ru ngủ, cám dỗ - hypnosis) và cú đấm vào đầu (tính đột hiện của cảm thụ - a bump on the head), bởi vì nó hoạt động như thể là hình thái của ngôn hành (language use – ngôn dụng) và như thế nó phải kéo theo một số suy tưởng từ những phát-nghiệm-ngôn của chính người đọc.
Trên phương diện chuẩn mực, chúng ta không xem, “lão ngoan đồng” hay lũ ngu già khụ non trẻ, là kết quả sai từ sáng tạo phẩm, đã khiến ta bị đẩy vào trong hình sắc hay cái thấy tượng hình (vision), nhưng nó cho ta những hàm ngôn về phép ẩn dụ (rằng, lũ ngu già khụ là những kẻ vô tích sự, yếu đuối, luôn nổi cáu, bướng bỉnh v.v…), xét như là những bộ phận của nghiệm giải. Nếu một người đọc nào đó được hỏi những gì mà anh ta “liễu nghĩa về hành-ngôn-ngôn-hành của phép ẩn dụ” như thế nào, thì anh ta sẽ trả lời, một cách chuẩn mực rằng, mình đã trải qua nó – trực nghiệm - trong một cách như vậy. Như Max Black đã chỉ ra, phép ẩn dụ cơ hồ như là một phép độc đoán chuyên quyền, (“giới hạn một nội dung ẩn dụ với cái gì được diễn đạt một cách hiển ngôn bằng chính nó – nội hàm diễn đạt từ trong chính nó – to restrict a metaphor’s content to what explicitly expressed by it…”), nghĩa là ta ‘nắm bắt” quyền ẩn dụ để được truyền đạt theo những hàm ngôn của nó”.
Để gia cố cho lập ngôn của mình, Davidsion phải cân nhắc điều này, rằng, ông ta vẫn xem quyền ẩn dụ là quyền được truyền đạt theo những hàm ngôn của nó, tuy rằng, những hàm ngôn này không phải là bộ phận mà phép ẩn dụ “nghĩa” là gì.
Ở giai đoạn này, Davidsion tuyên bố là mình đang giảm trừ về cách mà người ta quán dụng thuật ngữ ‘ý nghĩa” và sự hiệu dụng của ông là, tách ly khỏi tính chuyên chế, và giá trị nội tại học thuyết rộng rãi nhất của ông, chính là xiết chặt lại diễn ngôn về phép ẩn dụ. Giờ ta hãy hình dung một song thoại sau đây:

Davidsion: Gã ấy là chó hoang à!
Đối thoại viên: Có phải ông cho rằng, anh ta là gã nhát gan hay thằng cha biển thủ?
Davidsion: Không, tuy tôi được phép xem anh ta là tên hèn nhát và biển thủ và dù, chủ ý tôi là muốn cho bạn thấy anh ta là như thế, tôi chỉ nói và đơn giản: ‘Gã ta là chó hoang’ thôi.

Vị thế của Davidsion, có lẽ sẽ được cụ thể hóa hơn lên, nếu ông cho ra một phân biện giữa một câu (mà người ta) nói là gì, với một ai đó cho rằng hoặc nói gì trong khi phát ngôn câu ấy, thế nhưng, ông tự đoạn tuyệt quan điểm này bằng cách cho rằng, “phép ẩn dụ là một phép không tuyên bố bất cứ điều gì về nghĩa của nghĩa đen – nguyên văn của nó (nó không là vật sở tạo của nó nói lên bất cứ điều gì), tức là khi sở dụng phép ẩn dụ, thì bản thân nó đã ở bên ngoài nghĩa đen rồi vậy”. Trên chủ trương này, sự phân biện của ông giữa phép ẩn dụ có nghĩa là gì với cái gì đẩy ta vào cảnh trí chú tâm, là nghịch trực giác (counter-intuitive).
Hơn thế, học thuyết Davidsion thiếu hẳn sức mạnh lý giải, nó sẽ phải như thế nào khi đối diện với những sáng phẩm tạo quả sai lầm (patent falsehood), chúng ta bị mang tới những nét loại tợ trong chú thích (do vậy, khi quyết định phát ngôn [mà phát ngôn ấy là] phép ẩn dụ), như thế thì, đối với tha nhân, có phải khi chọn phát ngôn này, thì nó thành ra vô nghĩa chăng? Phép ẩn dụ kêu gọi sự chú ý của chúng ta hướng về những điểm loại tợ là như thế nào? Nó hút lấy chúng ta bằng cách gì? Ở đây, ta có cùng một phê phán ứng dụng cho học thuyết của Davidsion cũng như với thuyết duy Cảm; giả như phép ẩn dụ thực hiện một cái gì, thì nó nhất định phải là do gì mà nó nói một cái gì. Có lẽ, như ông ấy gợi ý rằng, chúng ta được phép ẩn dụ hút lấy hay đẩy vào, thế nhưng ta bị đẩy vào trong một ít phương hướng thôi. Phép ẩn dụ nói rằng, “đời là một gánh xiếc ”, nó chuyển chúng ta vào những điểm loại tợ trong quan sát giữa đời và những trò xiếc, và không phải là giữa đời với những sản phẩm hý trường hoặc, giữa đời với những cuộc đua – hữu giải của Davidsion, thật ra là vô giải. Bất luận là ông có thể lý giải vì sao mà sự thất bại của cách đọc theo nghĩa đen lại thành vấn đề trong một tri nhận về một điểm loại tợ đặc thù? Do vậy, học thuyết của ông không thể thay thế cái điểm loại tợ đặc thù mà trong đó những hàm ngôn được cho là tồn tại một bộ phận nghĩa nào đó, trên một nhận thức nào đó. Đó là về những học thuyết như vậy để giờ đây ta quay lại.

LÝ THUYẾT VỀ TÍNH TĂNG TRƯỞNG (Incremental Theories)

Các thuyết Thay Thế tuyên bố rằng, nội dung hay nghĩa của phép ẩn dụ có thể được diễn đạt một cách khá tương xứng trong những thuật ngữ phi ẩn dụ và học thuyết này còn tuyên bố rằng, thuyết duy Cảm có một lực tác động đáng kể, nhưng nó không khiến cho ý nghĩa gia tăng. Các lý thuyết gia về học thuyết tăng trưởng, chưa tìm ra được sự nhất quán nào cho cả hai tuyên bố trên. Dựa trên nhiệm vụ của chúng, người ta cho rằng, cái gì được phép ẩn dụ tuyên bố, thì cái đó có thể được diễn đạt một cách thỏa đáng và hầu như không còn cách nào khác, rằng, cách liên kết của những bộ phận trong một phép ẩn dụ có thể sản sinh những tác nhân mới và thống nhất về nghĩa. Tuy nhiên, đấy là tính đa dạng hóa của quan niệm xét như thể là phép ẩn dụ đạt được nhiệm vụ tri giác thống nhất của nó như thế nào.
(Lý thuyết Tăng Trưởng) là một trong những lý thuyết kém an toàn, nhưng đó lại là một lý thuyết đang được chú ý, bởi vì, hệ quả mà nó tự hiện xét như là nền tảng hàm ngôn cho những diễn đạt về ẩn dụ, nói chính xác hơn, thuyết Tăng Trưởng là thuyết Trực Giác về ẩn dụ. Theo những tìm thể mà nó có, phép ẩn dụ kéo theo một chuyển hóa hoàn hảo, một sự phá hủy về những nghĩa tiêu chuẩn của thuật ngữ. Nghĩa duy nhất của phép ẩn dụ chính là làm phát sinh một hoạt lực trực giác song hành cùng sự phá hủy này về mọi ý nghĩa theo nghĩa đen.
Học thuyết Trực Giác tạo nên một yêu cầu cụ thể về tính thống nhất và tính bất khả thay thế của ẩn dụ, và thuyết này có cùng một bản chất (affinity – ái lực) với thuyết Duy Cảm. trong cả hai thuyết này, cấu trúc ẩn dụ dẫn theo sự diệt tận bất kỳ nghĩa đen nào, thế nhưng, bất cứ nơi đâu trong thuyết Duy cảm, nó cần đến một lực tác động cảm xúc (emotive impact), cho dù rằng, một số hoạt động trực giác là bất khả thuyết, thế nhưng nó đã dẫn đến, một cái gì đó mới lạ có ý nghĩa toàn tri.
Tất nhiên, khuyết điểm của thuyết Trực Giác, chính xác là tính phi ngôn (non-explanatory). Như Israel Scheffler vạch ra rằng, “khi mô tả tiến trình diễn đạt ẩn dụ tri kiến xét như là một hoạt động của trực giác, thì trực giác không gì nhiều hơn là đặt tên cho điều huyền bí.” Động cơ đưa tới trực giác này là gì? Cái gì đã xuôi nên vậy? Rõ ràng là, cho dù nghĩa của ẩn dụ không phải là chức năng cốt tủy về những cảm giác theo nghĩa đen từ thuật ngữ của nó, tuy nhiên, những cảm nhận theo nghĩa đen này phải tồn tại trong một số cách nào đó mà hướng đến của nó chính là cơ cấu ẩn dụ. Ngoài ra, điều ngớ ngẩn có thể thấy rất rõ là, sự diệt tận những cảm giác theo quán tính về các thuật ngữ này mà từ đó ta sẽ nhận được một một phát ngôn bằng ơn huệ của bất cứ số lượng nào về những cách đọc sai biệt hoàn toàn.
Do vậy, những nhà theo thuyết Tăng Trưởng đã cố gắng chứng minh cho cơ cấu ẩn dụ trên cơ sở cảm nhận về những thuật ngữ cấu thành nó. Một số nhà văn như Samuel Levin, đề nghị rằng, khi đưa ra một lý thuyết ngôn ngữ học cho là tương thích, thì cơ cấu ẩn dụ có thể được lý giải bằng tính tinh vi, hoặc không cần phải tham chiếu đến các yếu tố của bản văn phi ngôn ngữ học, ý hướng, quy chiếu, và tiền giả định (presupposition). Theo cách này, ta có thể gọi các lý thuyết mà chúng giả định rằng, ẩn dụ có thể được lý giải, là những học thuyết chính yếu.

Pháp Hiền cư sỹ, 20/3/2019

Bình luận (0)

Viết bình luận :