Hiu Hắt Quê Hương Bến Cỏ Hồng (Thích Phước An)

Tags: Văn học 

Giá

:

198.000₫

Mô tả :
Đang cập nhật ...
Giảm 10% khi mua trọn bộ Kinh A-hàm hoặc Luận A-tì-đạt-ma Câu-xá

Giảm 10% khi mua trọn bộ Kinh A-hàm hoặc Luận A-tì-đạt-ma Câu-xá

Miễn phí giao hàng đối với quý Tăng - Ni (đơn hàng trên 1.500.000đ)

Miễn phí giao hàng đối với quý Tăng - Ni (đơn hàng trên 1.500.000đ)

Giảm 10% mọi tựa sách khi thỉnh mua trực tiếp tại Thư quán

Giảm 10% mọi tựa sách khi thỉnh mua trực tiếp tại Thư quán

Hỗ trợ gửi TẶNG SÁCH

Hỗ trợ gửi TẶNG SÁCH

Các văn sĩ trí thức của miền Nam một thời lần lượt xuất hiện trong tập sách Hiu hắt quê hương bến cỏ hồng, vừa ra mắt của sư ông Thích Phước An - người cuối cùng của thế hệ tao nhân mặc khách còn bám trụ nơi đồi Trại Thủy - Nha Trang.

Hiu hắt quê hương bến cỏ hồng của sư ông Thích Phước An - Ảnh 1.

Ảnh: L.ĐIỀN

Tập sách chính là dịp may hiếm có để bạn đọc ngày nay diện kiến các nhân vật từng là "sao" trong giới trí thức miền Nam: Bùi Giáng, Phạm Công Thiện, Quách Tấn, Tuệ Sỹ, Võ Hồng, Hoài Khanh, Nguyễn Đức Sơn...

Ở Hiu hắt quê hương bến cỏ hồng, tác giả Thích Phước An đã từ chỗ trân trọng mối duyên bút mực trên nền suy tư của đạo lý, của tư tưởng... viết ra như một cách trải lòng cùng những người bạn thiết.

Nhờ vậy, người đọc hôm nay như tự thấy mình được cùng trở về với không gian của một thời bình yên trong tao loạn, về với những tấm lòng gắn bó sắt son giữa lúc quê hương tan rã, về với những tư tưởng vượt thoát khỏi nhu yếu đời thường...

Về, bắt gặp Tuệ Sỹ không chỉ là một tâm hồn thơ "thâm viễn u u" như cách nói của Phạm Công Thiện. Mà Tuệ Sỹ trong mối thâm tình với tác giả ở đồi Trại Thủy có chất men của chữ nghĩa thánh hiền, có nguồn nước của triết lý Phật giáo, có ngọn lửa nhập thế và cả tinh thần trầm tư mà quyết liệt chọn cho mình một cách sống trước biến động của quê hương.

Đọc Thích Phước An, cảm giác như những người bạn của ông đã phiêu dạt tận nơi nào, đóng góp và dấn thân, tiến thoái và thành bại tận đâu đâu... Duy chỉ còn nhà sư tuổi ngày một cao ngồi nơi đồi Trại Thủy, tỉ mẩn lần giở tàng thư và lần giở từng dòng hồi tưởng, để viết lại những gì sâu lắng nhất.

Đó là Quách Tấn trong mối quan tâm về những huyền thoại khai sơn lập địa tạo thành nơi chôn nhau cắt rún của dân quê.

Là Phạm Công Thiện uyên áo một bộ óc suy tư và thâm thúy một tấm lòng dâng cả cho quê hương đất nước.

Là Hoài Khanh trong cuộc lữ của đời mình đã tình nguyện vướng vào nhiều mảnh đời khác nữa, để rồi cảm nhận về thân phận khiến ông buột ra câu thơ tuyệt tác: "Ta ngồi lại bên cầu thương dĩ vãng / Nghe giữa hồn cây cỏ mọc hoang vu".

Là Võ Hồng với những thao thức về quê hương, người tha thiết muốn nắm bắt cho kỳ hết những nét đẹp của quê hương để đem vào tác phẩm chia sẻ cho người đời...

Đọc, rồi trộm nghĩ cái nỗi niềm thao thức trong những người trí thức như ở sách này chẳng biết ngày nay có còn không?

Cảm thức quê hương đến mức thấy quê nhà thiêng liêng như Phạm Công Thiện đến nay có còn ai chia sẻ? Bùi Giáng với cuộc đời và tác phẩm quyện nhau thành ngọc quý, hiện giờ có ai bước tiếp được chăng?...

Trong lúc mọi thứ đang dường như bị sa mạc hóa từ nhiều phía, người có tấm lòng kết nối với tiền nhân qua tư tưởng và ngữ nghĩa văn thơ như sư thầy Thích Phước An là trường hợp quý lạ.

Vậy mà có lúc, cũng không giấu được nỗi đớn đau trước thực tại hiện tiền: "ngày nay, nền văn minh hiện đại đã cung cấp cho chúng ta nhiều thú vui thấp hèn quá, nên dường như tâm hồn của chúng ta đã nguội lạnh...".

Phải chăng điều ấm áp còn lại chỉ có thể tìm trong những trang sách, với rất nhiều tâm sự về học giới một thời không dễ gì có được.

Lam Điền / Theo Tuoitre.vn